Banner header
Thành Phát Lục Ngạn

Mùa vải 2022, Bắc Giang tăng sản lượng xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản

 HTX THÀNH PHÁT LỤC NGẠN   |    Ngày 23/05/2022

Năm 2022, tỉnh Bắc Giang sẽ tăng diện tích trông vải thiều lên 28.300 ha, sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 160.000 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.400 ha, GlobalGAP là 82 ha. Mục tiêu của Bắc Giang trong năm này là sẽ tăng sản lượng xuất khẩu vải thiểu sang thị trường nước ngoài.

 

Vải thiều khi vào vụ

Tăng sản lượng vải thiều tại địa phương

Riêng đối với thị trường Nhật Bản tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo 30 mã số vùng trồng, diện tích gần 220 ha tại 3 huyện: Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam. Trong năm nay, cấp mới 05 mã số vùng trồng với diện tích 50 ha để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và thị trường khác; duy trì 01 cơ sở xông hơi khử trùng, đóng gói tại Bắc Giang, liên kết với 03 cơ sở xông hơi khử trùng đảm bảo phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Trong buổi làm việc với đoàn công tác Nhật Bản, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cho biết Bắc Giang đang trong giai đoạn phát triển, với lợi thế tiềm năng về vị trí địa lý, đất đai thổ nhưỡng rộng, dân số đông; cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó lấy công nghiệp là động lực tăng trưởng và tập trung phát triển nông nghiệp, dịch vụ. Năm 2021, tỉnh đã được Nhật Bản cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều. Năm 2022, Bắc Giang mong muốn sản lượng vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ tăng. 

Hiện nay, Bắc Giang nằm trong top 10 của Việt Nam thực hiện chuyển đổi số nên hoàn toàn có thể hỗ trợ quảng bá xúc tiến các nông sản của Bắc Giang trên hệ thống thôn tin điện tử và các trang Wedsie trên toàn quốc; các Sàn TMĐT của Bưu điện Việt Nam, Viettel Post...

Đánh giá cao chất lượng vải thiều Bắc Giang khi xuất khẩu sang Nhật bản, đại diện Tập đoàn Ribeto Nhật Bản cho rằng cần tăng số lượng xuất khẩu vải, vì nhu cầu sử dụng quả vải thiều tươi người dân nước Nhật rất lớn. Đồng thời mong muốn tỉnh Bắc Giang quan tâm đến hoạt động thông quan để các lô xuất khẩu được thuận lợi và Tập  đoàn Ribeto cam kết sẽ làm hết sức để đưa trái vải sang Nhật thành công.

Sàn TMĐT là công cụ hỗ trợ đưa nông sản ra nước ngoài

Năm 2021, trong thời điểm dịch bệnh Covid19 có nhiều diễn biến phức tạp, Vải thiều Bắc Giang vào vụ thu hoạch, Vietnam Post đã vận chuyển 2,5 tấn vải từ “thủ phủ” vải đến khu vực Nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài để thực hiện các thủ tục hải quan và nhanh chóng xuất khẩu sang Nhật Bản - thị trường được coi là khó tính bậc nhất thế giới.

Ông Nghiêm Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo – Truyền thông – Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, để hỗ trợ người nông dân tiếp cận sàn TMĐT tốt hơn, Bộ TT&TT đã phối hợp với 2 sàn Postmart, Vỏ Sò để lập ra Tổ Công tác 1034. Tổ Công tác 1034 thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là chuyển đổi số cho nông nghiệp, nông thôn.

'Giai đoạn cao điểm của mùa vải Bắc Giang năm 2021. Khi vải chín đúng lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng, Vietnam Post đã có những giải pháp tức thì, đảm bảo hiệu quả. Kết quả như đã thấy, mùa vải năm 2021 rất thành công, giá vải được giữ vững và người nông dân tiêu thụ hết vải thiều trong mùa vụ của mình", ông Nghiêm Tuấn Anh cho biết.

Ông Nghiêm Tuấn Anh cho biết, trong năm 2021, Bưu điện đã liên kết với 1 số doanh nghiệp để đưa quả vải thiều sang một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Hà Lan. Trong năm 2022 này, Vietnam Post sẽ cùng với Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại, Cục TMĐT và kinh tế số, thậm chí cả Bộ Ngoại giao thông qua các Tham tán thương mại ở các nước để có thể đàm phán, tìm hiểu xem yêu cầu của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức khác nhau thế nào để nắm bắt được quy trình và đảm bảo cho nông sản của Việt Nam nói chung và vải thiều nói riêng có thể du nhập vào thị trường đó một cách chính ngạch và bền vững.

Ngoài vải thiều, Vietnam Post sẽ tiếp tục kết nối và vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao khác của Việt Nam đến thị trường một số quốc gia khác như: Hà Lan, Pháp, Séc, Úc, Brunei,… góp phần quảng bá thương hiệu và mở rộng cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thế giới./.

Theo Mic.gov.vn

 

Chia sẻ bài viết:
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng